Hiến Pháp

[Hiến Pháp][bsummary]

Ngày lễ

[Ngày lễ][bigposts]

Bài tập

[Bài tập][twocolumns]

Luật sư lên tiếng về đề thi HLU

 Luật sư lên tiếng về đề thi HLU

Tranh luận từ hình thức đến nội dung


Đề thi hết học phần, môn Kỹ năng chung về Tư vấn pháp luật của Trung tâm Tư vấn Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội vừa mới đây gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi.

Cụ thể, tình huống trong đề thi này được viết dưới dạng một bài thơ: "Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn, yêu cầu tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà". Nội dung vụ việc mà anh A trình bày dưới dạng bài thơ.

Nội dung được tóm tắt như sau: Anh A vì cai sữa cho con đã bôi lọ dung dịch màu vàng lên “gò bồng đảo” của vợ rồi đi làm. Sau đó, anh mới phát hiện mình lấy nhầm lọ thuốc cực độc:


"Ba đã giết con rồi
Hốt hoảng lẫn rối bời
Anh A. liền tức tốc
Phóng vội xe về nhà"
Tuy nhiên, khi trở về, anh rất bất ngờ với tình huống xảy ra:
"Nhìn thấy từ… xa xa
Nhà đông người qua lại
Người thì hô cấp cứu
Kẻ bảo… nó chết rồi
Ôi! Ba giết con rồi
Anh A khuỵu trước cổng
Như phép tiên… rồi bỗng
Đứa bé từ trong nhà
Rẽ đám đông chạy ra
Ôm chầm lấy người cha
Hổn hển… mách rằng là
Chú hàng xóm.. gần nhà
Chết trong kia, ba ạ."

Ngay sau khi được đăng tải trên MXH, đề thi này nhận được tranh luận trái chiều. Bên cạnh những ý kiến cho rằng đây là một bước đột phá trong phong cách ra đề mới lạ, đột phá gây nhiều hứng thú, bớt căng thẳng trong quá trình làm bài, thì không ít những ý kiến cho rằng bài thơ đã không phù hợp với một đề thi, đặc biệt là đề thi Luật.

Bạn đọc Nguyễn Qúy A. cho rằng: "Đã là luật thì cái gì cũng phải rõ ràng, thông tin cần chính xác, tuy nhiên dạng một bài thơ này có lẽ không ổn lắm, làm mất đi sự nghiêm túc." Đồng quan điểm với A, anh Hoàng Hải Đ. cho rằng "Kiến thức của người cử nhân chẳng lẽ lại nôm na thế thôi sao! Tôi rất ngạc nhiên cách ra đề này."


Không chỉ bất ngờ trước hình thức ra tình huống trong đề thi bằng thơ của trường Luật, một số ý kiến còn cho rằng nội dung của tình huống đề thi không phù hợp.

"Công nhận rằng tình huống luật đưa ra trong đề thi là đặc sắc. Thế nhưng, lại nói về những bất cấp xã hội một cách công khai và hiển nhiên như vậy thì có phù hợp với đạo đức và tâm lý của người Việt ta không?", bạn đọc Nguyễn Trang Th. đặt câu hỏi.


"Điều đó là tốt"


Trao đổi thêm với PV về tình huống và cách ra đề thi mới lạ này của ĐH Luật Hà Nội, LS Phạm Công Út - Đoàn LS TPHCM cho rằng đó là một cách ra đề khá thú vị.

"Tôi thấy rằng ở đây, đề thi của trường dí dỏm quá, những vụ án thì thường rất khô khan, khô như ngói ấy. Bằng biện pháp làm mềm câu chuyện đi thành thi ca hay những mẩu truyện ngắn dễ đi vào tâm thức con người, khiến người ta thoải mái hơn khi nhập tâm vào một cái đề thi, hoặc một câu chuyện pháp lý. Điều đó rất tốt".


Tuy nhiên, theo luật sư, sợ rằng việc thi ca hóa những câu chuyện pháp lý nhưng sợ rằng nó ít thôi. Tuy nhiên, việc ra đề bằng thơ không có tác hại trong việc làm méo mó pháp luật, hay làm thiếu tính nghiêm túc.

"Đó là một bài thơ hàm chứa đầy đủ sự kiện pháp lý, hàm chứa một câu chuyện cần phải xử lý dưới mặt pháp lý nhưng làm mềm đi thôi.", ông Út nói thêm.

Theo phunuonline.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét